NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ DÂN TỘC H’MÔNG Ở XÃ NONG U – HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
Thứ sáu - 24/06/2022 21:09
Xã Nong U thuộc Điện Biên Đông là một xã chủ yếu người dân tộc Mông sinh sống. Chúng ta cùng tìm hiều vài nét văn hóa của người dân tộc này.
H1
Xã Nong U thuộc Điện Biên Đông là một xã chủ yếu người dân tộc Mông sinh sống. Chúng ta cùng tìm hiều vài nét văn hóa của người dân tộc này.
Người H’mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Họ sống quần tụ trong từng bản có vài chục nóc nhà, họ thường thích sống khép kín, có nhiều nơi đồng bào xây tường đá ngang đầu quanh nhà ở. Nhà cửa là loại nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa.
Người H’mông quen dùng ngựa thồ hàng và cưỡi đi chợ, chiếc gùi trên lưng có hai quai đeo vai. Ngày nay, cuộc sống tiến bộ, phát triển, người Mông đã thay con ngựa thật bằng con "ngựa sắt" giúp vận chuyển hàng hóa cũng như đi lại thuậ tiện hơn.
Về trang phục của người phụ nữ H’mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm dân tộc, gồm: váy, áo xẻ ngực có yếm lưng, tấm xiêm che trước bụng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp quấn hai bụng chân. Váy hình nón cụt, xếp nếp xòe rộng chữ thập trong các hình vuông, nhưng váy mang hình ống, khi mặc mới xếp nếp thắt lưng ngoài cạp; Áo mở chếch ngực về phía bên trái, cài một khuy, cánh tay, cổ áo, gấu áo đều thêu hoa văn…Đồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn. Trang phục của đàn ông H’mông giống như đàn ông Nùng: quần dài, đũng chân què cạp lá tọa, áo ngắn ống rộng cổ đứng mổ bụng khuy cài, quần áo đều màu chàm.
Đồng bào người Mông không định ra một ngày cụ thể trong năm để đón Tết như người Kinh mà ăn Tết theo mùa vụ. Theo phong tục truyền thống, khoảng trước Tết Nguyên đán một tháng cũng là thời điểm bà con thu hoạch xong mùa màng, người Mông sẽ thống nhất cùng nhau chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Nhân dịp Tết, tất cả mọi người cùng nghỉ ngơi, ăn mừng mùa vụ, trao đổi kinh nghiệm lao động sản xuất đồng thời thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất đã che chở, phù hộ cho bà con thôn bản có một mùa màng bội thu, gia đình được mạnh khỏe, bình an và cầu mong những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.
Trong những dịp lễ hội, đặc biệt là hội Gầu tào (đón năm mới), quần áo trang sức dân tộc được bày bán khắp nơi. Với những bàn tay khéo léo của những người phụ nữ dân tộc mông, mỗi người đã tạo riêng cho mình một bộ trang phục thật đẹp. Và trong những ngày đó các chàng trai cô gái diện những bộ quần áo đẹp sung sính, đi chơi các trò chơi, thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình. Sau một ngày lao động mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gửi gắm và thể hiện tiếng lòng mình với bạn tình, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương, đất nước. Trò chơi trong dịp Tết của người Mông thường là ném Pao, quả pao được làm bàng vải như quả còn của người thái nhưng không có các dải tua. Quả pao được tung đi tung lại giao duyên,....