Trường PTDTBT TH Nong U tổ chức buổi học hoạt động STEM
- Thứ hai - 15/04/2024 15:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chương trình dạy học STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) tiểu học là một phương pháp giáo dục nhằm khuyến khích học sinh tiểu học phát triển các kỹ năng và kiến thức trong các lĩnh vực STEM.

Chương trình dạy học STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) tiểu học là một phương pháp giáo dục nhằm khuyến khích học sinh tiểu học phát triển các kỹ năng và kiến thức trong các lĩnh vực STEM. Chương trình này tập trung vào việc kết hợp các khái niệm và nguyên tắc của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học vào việc giảng dạy các môn học thông thường.
Các hoạt động STEM thường gắn kết các khái niệm học thuật với thực tế và khuyến khích học sinh tham gia vào việc tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Chương trình này đặc biệt tập trung vào việc phát triển các kỹ năng quan sát, phân tích, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp và làm việc nhóm.
Trong chương trình dạy học STEM tiểu học, học sinh thường được khuyến khích tham gia vào các hoạt động thực hành, thí nghiệm, xây dựng và tạo mô hình. Họ có cơ hội áp dụng các kiến thức toán học và khoa học vào việc giải quyết các vấn đề thực tế, như xây dựng cầu, tạo ra các thiết bị đơn giản, nghiên cứu về môi trường, và nhiều hoạt động khác.
Mục tiêu của chương trình STEM tiểu học là giúp học sinh phát triển khả năng tư duy logic, khám phá, sáng tạo và thực hành. Nó cũng khuyến khích sự quan tâm và đam mê về các lĩnh vực STEM từ giai đoạn sớm, tạo nền tảng cho sự phát triển sau này trong lĩnh vực này.
Trường PTDTBT TH Nong U tổ chức buổi học đặc biệt với một hoạt động STEM thú vị vào hôm nay, và cô giáo Trương Minh Tuyết cùng các học sinh đang háo hức chuẩn bị cho bài học đặc biệt này.
Sáng sớm, cô giáo Tuyết đã chuẩn bị một bài giảng thú vị về công nghệ và kỹ thuật, dựa trên phương pháp STEM (Science, Technology, Engineering, and Mathematics - Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Bài giảng này sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về những ứng dụng thực tế của những kiến thức học được trong nhà trường.
Cô giáo Tuyết cùng các học sinh khối lớp 5 đã sắp xếp lớp thành nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động thực tế và thực hành. Cô đã chia nhóm thành các nhóm chuyên sâu, bao gồm vỏ trứng, hạt giống, thì nước...để thực hiện thí nghiệm trồng cây trong vỏ trứng
Các học sinh đang hăng say làm việc trong nhóm, chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau. Nhóm khác đang thực hiện các thí nghiệm với nước và bong bóng, khám phá các nguyên tắc khoa học đằng sau hiện tượng này.
Cô giáo Tuyết cảm thấy vui mừng khi thấy sự tương tác tích cực giữa các học sinh. Các không chỉ học hỏi từ cô giáo, mà còn học hỏi từ nhau trong quá trình thực hiện các hoạt động STEM. Cô giáo Tuyết đã thấy sự phát triển vượt bậc trong kỹ năng hợp tác, sáng tạo và giải quyết vấn đề của các em.
Buổi học STEM đã kết thúc thành công với các nhóm học sinh trình bày kết quả của mình. Cô giáo Tuyết tự hào về sự tiến bộ của các học sinh và hy vọng rằng bài học này đã truyền cảm hứng cho các em theo đuổi sự nghiên cứu và khám phá trong tương lai.
Với sự hướng dẫn và động viên từ cô giáo Tuyết, các học sinh Trường PTDTBT TH Nong U đã có một trải nghiệm học tập STEM tuyệt vời, mở ra cánh cửa của tri thức và khám phá cho tương lai của học sinh.
Bài dạy
BÀI HỌC STEM : TRỒNG CÂY TRONG VỎ TRỨNG (T1)
Mô tả bài học:
Bài học STEM “Trông cây trong vỏ trứng” nhằm giúp học sinh vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) ghi chú được tên của các bộ phận của hạt, thực hành được trồng cây bằng hạt, sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn chính của cây con mọc lên từ hạt, trình bày được sự lớn lên của cây con. Để đạt được các yêu cầu này, học sinh cần quan sát cấu tạo của hạt, biết được các bước gieo hạt và thực hành trồng được các loại hạt trong vỏ trứng.
NỘI DUNG TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ :
Khoa học
- Vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) ghi chú được tên của các bộ phận của hạt.
- Thực hành được trồng cây bằng hạt.
- Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn chính của cây con mọc lên từ hạt.
- Trình bày được sự lớn lên của cây con.
Công nghệ
- Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt, trồng cây con trong chậu.
- Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu.
- Trồng và chăm sóc được một số loại hoa và cây cảnh trong chậu.
Toán
- Sử dụng được một số dụng cụ đơn giản để thực hành cân, đong, đo, đếm với các đơn vị đo đã học.
Mĩ thuật
- Lựa chọn, phối hợp được các vật liệu khác nhau để làm nên sản phẩm (vật dụng trang trí).
I. Yêu cầu cần đạt:
Ghi chú được tên của các bộ phận của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ lên sơ đồ đã cho.
- Trồng được một số cây từ hạt.
- Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt.
- Trình bày được được quá trình nảy mầm và lớn lên của cây con.
- Đo và tính được giá trị trung bình cộng các kết quả đo độ dài cây đậu đã ghi lại được từ thí nghiệm từ đó rút ra được kết luận cần thiết.
- Lựa chọn, phối hợp các vật liệu khác nhau để trang trí vỏ trứng.
- Hợp tác được với các thành viên trong nhóm trong việc thiết kế và thực hiện, đánh giá thí nghiệm.
- Chăm chỉ trong các nhiệm vụ học tập thực hiện, quan sát, ghi chép.
- Trung thực trong ghi chép các thông tin khi thực hiện thí nghiệm.
- Góp phần phát triển năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Hình thành và bồi dưỡng phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học. có ý thức bảo vệ thiên nhiên, thực vật.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Các phiếu học tập và phiếu đánh giá, phiếu hướng dẫn gieo hạt đậu, nhật kí trồng cây.
- Dụng cụ/vật liệu giáo viên cung cấp cho các nhóm học sinh:
Hoạt động thiết kế và chế tạo trồng cây trong vỏ trứng (Học sinh lựa chọn sử dụng tùy theo ý tưởng)
1. Đất trồng cây300g/nhóm
2. Thìa đong 1 chiếc/nhóm
3. Bút lông màu 1 hộp/nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
KHÁM PHÁ CẤU TẠO CỦA HẠT
VÀ QUÁ TRÌNH NẢY MẦM, LỚN LÊN CỦA CÂY CON
1. Chú thích các bộ phận của hạt gồm: vỏ hạt, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ vào hình bên dưới.
. Chuẩn bị của học sinh
- Mỗi nhóm (4-5 học sinh) tự chuẩn bị một số dụng cụ/vật liệu như sau:
1. Hạt đậu (đậu xanh, đậu đen) 1 hạt/ học sinh
2. Các loại hạt giống khác (lúa, rau cải, cà chua) 1 túi/ nhóm
3. Vỏ trứng gà (vịt) 1 cái/ học sinh
4. Nắp chai nước suối 2 cái/ học sinh
- Thực hiện gieo hạt đậu thành cây trước 1 tuần theo hướng dẫn, mỗi học sinh gieo 10 hạt đậu để được ít nhất 6 cây đậu để thực hiện thí nghiệm.
- Hoàn thành nhật kí trồng cây.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động chuẩn bị trước khi thực hiện chủ đề:
- Trước bài dạy 1 tuần, học sinh được hướng dẫn gieo hạt và chuẩn bị nguyên, vật liệu cho bài học theo Nhật kí trồng cây.
- Trước khi bắt đầu bài học, học sinh kiểm tra vật liệu đã chuẩn bị.
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề)
a) Khởi động
- Học sinh lắng nghe tình huống: “Nam và Lan là hai người bạn rất thân. Lan rất yêu thực vật, nhưng hiện nay Lan đang sống cùng gia đình trong một ngôi nhà rất nhỏ, không có không gian để trồng cây. Sắp đến sinh nhật Lan, Nam muốn tặng bạn mình một món quà ngộ nghĩnh vừa để trang trí trên bàn học, vừa để Lan có thể thoả niềm yêu thích đối với thực vật của mình. Các em hãy cùng nhau giúp Nam nhé.”
- Học sinh quan sát hình ảnh của những cây con được trồng trong các quả trứng đồng thời tiếp nhận nhiệm vụ mới cho bài học là cùng gieo hạt và trồng cây trong các quả trứng và trang trí các quả trứng để làm quà tặng.
b) Giao nhiệm vụ
- Học sinh ghi nhận nhiệm vụ cần thực hiện với các yêu cầu cụ thể vào vở:
+ Gieo hạt và trồng được ít nhất 3 loại cây khác nhau.
+ Các cây con mọc đều đặn, chiều cao tối thiểu 3 cm và lá xanh tốt.
+ Các quả trứng được trang trí ngộ nghĩnh, với màu sắc hài hoà, bắt mắt.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)
* Khám phá
- Giáo viên nêu vấn đề qua đoạn clip: Nhờ đâu hạt mọc thành cây?
- Một số học sinh được mời ngẫu nhiên để trình bày ý kiến. Giáo viên ghi lại ý chính của các ý kiến lên bảng.
- Giáo viên tổng kết các ý kiến của học sinh.
- Học sinh được chia nhóm bằng các thẻ màu và di chuyển về nhóm mới, đặt tên nhóm, lựa chọn biểu ngữ của nhóm, bầu nhóm trưởng.
- Học sinh nhận Phiếu học tập 1 và được yêu cầu làm việc nhóm, thực hiện các yêu cầu sau:
+ Tách hạt đậu đã được ngâm nước 3-4 ngày và quan sát
+ Chú thích các bộ phận của hạt vào Phiếu học tập.
+ Thực hiện thí nghiệm gieo hạt đậu, quan sát, đo chiều cao và ghi chép lại màu sắc của cây, lá cây trong vòng 1 tuần vào Nhật kí trồng cây.
* Giải thích
- 1-2 nhóm học sinh được mời ngẫu nhiên để trình bày các thành phần cấu tạo của hạt đã quan sát được và vai trò của từng thành phần.
- Giáo viên tổng kết ý kiến, đưa ra cấu tạo của hạt (gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng). Các nhóm so sánh, rút ra kết quả.
- Các nhóm học sinh trình bày về nhật kí trồng cây để đưa ra các điều kiện để hạt nảy mầm cũng như quá trình nảy mầm của hạt
- Học sinh được giáo viên chốt các kiến thức trọng tâm sau:
+ Điều kiện để hạt nảy mầm gồm có: đất tốt, đủ độ ẩm, nhiệt độ phù hợp, hạt giống tốt.
+ Quá trình nảy mầm của hạt diễn ra qua các giai đoạn như sau:
3. Hoạt động vận dụng
- Nói với người thân về việc trồng cây trong vỏ trứng của mình.
- Áp dụng điều em học được vào cuộc sống
- Thực hiện gieo hạt đậu thành cây trước 1 tuần theo hướng dẫn, mỗi học sinh gieo 10 hạt đậu để được ít nhất 6 cây đậu để thực hiện thí nghiệm.
- Hoàn thành nhật kí trồng cây.
2. Luyện tập thực hành.
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)
a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp
- Học sinh được chia thành các nhóm 4-5 học sinh/nhóm bằng cách chọn thẻ màu hoặc đếm số. Học sinh di chuyển về nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí và báo cáo số lượng vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị.
- Học sinh nhận Phiếu học tập 2 và được giáo viên gợi ý thực hiện việc trồng cây trong quả trứng.
- 1 – 2 học sinh được mời để nêu ý kiến của mình về việc trồng cây trong quả trứng (có thể là cách trồng, cách chuẩn bị, cách lựa hạt giống ….).
- Học sinh làm việc nhóm để phác thảo bản vẽ ý tưởng của nhóm.
- Giáo viên đưa tiêu chí cho các nhóm: về việc trồng cây thì cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố để hạt phát triển, có tính thẩm mĩ, sử dụng vật liệu tiết kiệm,…
- Học sinh trình bày các ý tưởng, đưa ra lựa chọn tối ưu.
Lưu ý: Do hạn chế về thời gian để tất cả các nhóm có thể trình bày được ý tưởng thiết kế, giáo viên góp ý, hỗ trợ điều chỉnh cho các nhóm học sinh có khó khăn hoặc sai lầm trong quá trình thực hiện.
- Giáo viên tổng kết ý tưởng của các nhóm và nhấn mạnh các bước thực hiện quan trọng.
- Học sinh có thể hoàn thiện thiết kế trồng cây trong vỏ trứng của nhóm và ghi lại các thay đổi về thiết kế so với ý tưởng ban đầu, giải thích lí do vì sao thay đổi thiết kế.
b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
- Học sinh thực hiện các ý tưởng của nhóm, tiến hành trồng cây trong quả trứng và trang trí.
- Giáo viên theo dõi quá trình học sinh thực hiện để nhắc nhở và hỗ trợ khi cần thiết.
- Học sinh dựa trên các tiêu chí trong phiếu đánh giá sản phẩm (do giáo viên cung cấp) để tự đánh giá sản phẩm do nhóm chế tạo.
c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
- Học sinh trình bày và nhận xét kết quả của nhóm bạn. Giáo viên đặt câu hỏi làm rõ các tình huống khác biệt giữa các nhóm (nếu có) và giúp học sinh giải thích.
- Dựa trên ý kiến góp ý của giáo viên và các bạn, các nhóm tiến hành cải thiện sản phẩm.
- Giáo viên cho học sinh bình chọn những sản phẩm yêu thích, đáp ứng các tiêu chí đề ra.
3. Sản phẩm minh họa
3. Hoạt động vận dụng
- Nói với người thân về việc trồng cây trong vỏ trứng của mình.
- Áp dụng điều em học được vào cuộc sống

Các hoạt động STEM thường gắn kết các khái niệm học thuật với thực tế và khuyến khích học sinh tham gia vào việc tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Chương trình này đặc biệt tập trung vào việc phát triển các kỹ năng quan sát, phân tích, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp và làm việc nhóm.
Trong chương trình dạy học STEM tiểu học, học sinh thường được khuyến khích tham gia vào các hoạt động thực hành, thí nghiệm, xây dựng và tạo mô hình. Họ có cơ hội áp dụng các kiến thức toán học và khoa học vào việc giải quyết các vấn đề thực tế, như xây dựng cầu, tạo ra các thiết bị đơn giản, nghiên cứu về môi trường, và nhiều hoạt động khác.
Mục tiêu của chương trình STEM tiểu học là giúp học sinh phát triển khả năng tư duy logic, khám phá, sáng tạo và thực hành. Nó cũng khuyến khích sự quan tâm và đam mê về các lĩnh vực STEM từ giai đoạn sớm, tạo nền tảng cho sự phát triển sau này trong lĩnh vực này.

Trường PTDTBT TH Nong U tổ chức buổi học đặc biệt với một hoạt động STEM thú vị vào hôm nay, và cô giáo Trương Minh Tuyết cùng các học sinh đang háo hức chuẩn bị cho bài học đặc biệt này.
Sáng sớm, cô giáo Tuyết đã chuẩn bị một bài giảng thú vị về công nghệ và kỹ thuật, dựa trên phương pháp STEM (Science, Technology, Engineering, and Mathematics - Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Bài giảng này sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về những ứng dụng thực tế của những kiến thức học được trong nhà trường.
Cô giáo Tuyết cùng các học sinh khối lớp 5 đã sắp xếp lớp thành nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động thực tế và thực hành. Cô đã chia nhóm thành các nhóm chuyên sâu, bao gồm vỏ trứng, hạt giống, thì nước...để thực hiện thí nghiệm trồng cây trong vỏ trứng

Các học sinh đang hăng say làm việc trong nhóm, chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau. Nhóm khác đang thực hiện các thí nghiệm với nước và bong bóng, khám phá các nguyên tắc khoa học đằng sau hiện tượng này.
Cô giáo Tuyết cảm thấy vui mừng khi thấy sự tương tác tích cực giữa các học sinh. Các không chỉ học hỏi từ cô giáo, mà còn học hỏi từ nhau trong quá trình thực hiện các hoạt động STEM. Cô giáo Tuyết đã thấy sự phát triển vượt bậc trong kỹ năng hợp tác, sáng tạo và giải quyết vấn đề của các em.
Buổi học STEM đã kết thúc thành công với các nhóm học sinh trình bày kết quả của mình. Cô giáo Tuyết tự hào về sự tiến bộ của các học sinh và hy vọng rằng bài học này đã truyền cảm hứng cho các em theo đuổi sự nghiên cứu và khám phá trong tương lai.
Với sự hướng dẫn và động viên từ cô giáo Tuyết, các học sinh Trường PTDTBT TH Nong U đã có một trải nghiệm học tập STEM tuyệt vời, mở ra cánh cửa của tri thức và khám phá cho tương lai của học sinh.

Bài dạy
BÀI HỌC STEM : TRỒNG CÂY TRONG VỎ TRỨNG (T1)
Mô tả bài học:
Bài học STEM “Trông cây trong vỏ trứng” nhằm giúp học sinh vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) ghi chú được tên của các bộ phận của hạt, thực hành được trồng cây bằng hạt, sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn chính của cây con mọc lên từ hạt, trình bày được sự lớn lên của cây con. Để đạt được các yêu cầu này, học sinh cần quan sát cấu tạo của hạt, biết được các bước gieo hạt và thực hành trồng được các loại hạt trong vỏ trứng.
NỘI DUNG TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ :
Khoa học
- Vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) ghi chú được tên của các bộ phận của hạt.
- Thực hành được trồng cây bằng hạt.
- Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn chính của cây con mọc lên từ hạt.
- Trình bày được sự lớn lên của cây con.
Công nghệ
- Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt, trồng cây con trong chậu.
- Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu.
- Trồng và chăm sóc được một số loại hoa và cây cảnh trong chậu.
Toán
- Sử dụng được một số dụng cụ đơn giản để thực hành cân, đong, đo, đếm với các đơn vị đo đã học.
Mĩ thuật
- Lựa chọn, phối hợp được các vật liệu khác nhau để làm nên sản phẩm (vật dụng trang trí).
I. Yêu cầu cần đạt:
Ghi chú được tên của các bộ phận của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ lên sơ đồ đã cho.
- Trồng được một số cây từ hạt.
- Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt.
- Trình bày được được quá trình nảy mầm và lớn lên của cây con.
- Đo và tính được giá trị trung bình cộng các kết quả đo độ dài cây đậu đã ghi lại được từ thí nghiệm từ đó rút ra được kết luận cần thiết.
- Lựa chọn, phối hợp các vật liệu khác nhau để trang trí vỏ trứng.
- Hợp tác được với các thành viên trong nhóm trong việc thiết kế và thực hiện, đánh giá thí nghiệm.
- Chăm chỉ trong các nhiệm vụ học tập thực hiện, quan sát, ghi chép.
- Trung thực trong ghi chép các thông tin khi thực hiện thí nghiệm.
- Góp phần phát triển năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Hình thành và bồi dưỡng phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học. có ý thức bảo vệ thiên nhiên, thực vật.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Các phiếu học tập và phiếu đánh giá, phiếu hướng dẫn gieo hạt đậu, nhật kí trồng cây.
- Dụng cụ/vật liệu giáo viên cung cấp cho các nhóm học sinh:
Hoạt động thiết kế và chế tạo trồng cây trong vỏ trứng (Học sinh lựa chọn sử dụng tùy theo ý tưởng)
1. Đất trồng cây300g/nhóm
2. Thìa đong 1 chiếc/nhóm
3. Bút lông màu 1 hộp/nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
KHÁM PHÁ CẤU TẠO CỦA HẠT
VÀ QUÁ TRÌNH NẢY MẦM, LỚN LÊN CỦA CÂY CON
1. Chú thích các bộ phận của hạt gồm: vỏ hạt, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ vào hình bên dưới.
. Chuẩn bị của học sinh
- Mỗi nhóm (4-5 học sinh) tự chuẩn bị một số dụng cụ/vật liệu như sau:
1. Hạt đậu (đậu xanh, đậu đen) 1 hạt/ học sinh
2. Các loại hạt giống khác (lúa, rau cải, cà chua) 1 túi/ nhóm
3. Vỏ trứng gà (vịt) 1 cái/ học sinh
4. Nắp chai nước suối 2 cái/ học sinh
- Thực hiện gieo hạt đậu thành cây trước 1 tuần theo hướng dẫn, mỗi học sinh gieo 10 hạt đậu để được ít nhất 6 cây đậu để thực hiện thí nghiệm.
- Hoàn thành nhật kí trồng cây.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động chuẩn bị trước khi thực hiện chủ đề:
- Trước bài dạy 1 tuần, học sinh được hướng dẫn gieo hạt và chuẩn bị nguyên, vật liệu cho bài học theo Nhật kí trồng cây.
- Trước khi bắt đầu bài học, học sinh kiểm tra vật liệu đã chuẩn bị.
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề)
a) Khởi động
- Học sinh lắng nghe tình huống: “Nam và Lan là hai người bạn rất thân. Lan rất yêu thực vật, nhưng hiện nay Lan đang sống cùng gia đình trong một ngôi nhà rất nhỏ, không có không gian để trồng cây. Sắp đến sinh nhật Lan, Nam muốn tặng bạn mình một món quà ngộ nghĩnh vừa để trang trí trên bàn học, vừa để Lan có thể thoả niềm yêu thích đối với thực vật của mình. Các em hãy cùng nhau giúp Nam nhé.”
- Học sinh quan sát hình ảnh của những cây con được trồng trong các quả trứng đồng thời tiếp nhận nhiệm vụ mới cho bài học là cùng gieo hạt và trồng cây trong các quả trứng và trang trí các quả trứng để làm quà tặng.
b) Giao nhiệm vụ
- Học sinh ghi nhận nhiệm vụ cần thực hiện với các yêu cầu cụ thể vào vở:
+ Gieo hạt và trồng được ít nhất 3 loại cây khác nhau.
+ Các cây con mọc đều đặn, chiều cao tối thiểu 3 cm và lá xanh tốt.
+ Các quả trứng được trang trí ngộ nghĩnh, với màu sắc hài hoà, bắt mắt.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)
* Khám phá
- Giáo viên nêu vấn đề qua đoạn clip: Nhờ đâu hạt mọc thành cây?
- Một số học sinh được mời ngẫu nhiên để trình bày ý kiến. Giáo viên ghi lại ý chính của các ý kiến lên bảng.
- Giáo viên tổng kết các ý kiến của học sinh.
- Học sinh được chia nhóm bằng các thẻ màu và di chuyển về nhóm mới, đặt tên nhóm, lựa chọn biểu ngữ của nhóm, bầu nhóm trưởng.
- Học sinh nhận Phiếu học tập 1 và được yêu cầu làm việc nhóm, thực hiện các yêu cầu sau:
+ Tách hạt đậu đã được ngâm nước 3-4 ngày và quan sát
+ Chú thích các bộ phận của hạt vào Phiếu học tập.
+ Thực hiện thí nghiệm gieo hạt đậu, quan sát, đo chiều cao và ghi chép lại màu sắc của cây, lá cây trong vòng 1 tuần vào Nhật kí trồng cây.
* Giải thích
- 1-2 nhóm học sinh được mời ngẫu nhiên để trình bày các thành phần cấu tạo của hạt đã quan sát được và vai trò của từng thành phần.
- Giáo viên tổng kết ý kiến, đưa ra cấu tạo của hạt (gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng). Các nhóm so sánh, rút ra kết quả.
- Các nhóm học sinh trình bày về nhật kí trồng cây để đưa ra các điều kiện để hạt nảy mầm cũng như quá trình nảy mầm của hạt
- Học sinh được giáo viên chốt các kiến thức trọng tâm sau:
+ Điều kiện để hạt nảy mầm gồm có: đất tốt, đủ độ ẩm, nhiệt độ phù hợp, hạt giống tốt.
+ Quá trình nảy mầm của hạt diễn ra qua các giai đoạn như sau:
3. Hoạt động vận dụng
- Nói với người thân về việc trồng cây trong vỏ trứng của mình.
- Áp dụng điều em học được vào cuộc sống
- Thực hiện gieo hạt đậu thành cây trước 1 tuần theo hướng dẫn, mỗi học sinh gieo 10 hạt đậu để được ít nhất 6 cây đậu để thực hiện thí nghiệm.
- Hoàn thành nhật kí trồng cây.
2. Luyện tập thực hành.
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)
a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp
- Học sinh được chia thành các nhóm 4-5 học sinh/nhóm bằng cách chọn thẻ màu hoặc đếm số. Học sinh di chuyển về nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí và báo cáo số lượng vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị.
- Học sinh nhận Phiếu học tập 2 và được giáo viên gợi ý thực hiện việc trồng cây trong quả trứng.
- 1 – 2 học sinh được mời để nêu ý kiến của mình về việc trồng cây trong quả trứng (có thể là cách trồng, cách chuẩn bị, cách lựa hạt giống ….).
- Học sinh làm việc nhóm để phác thảo bản vẽ ý tưởng của nhóm.
- Giáo viên đưa tiêu chí cho các nhóm: về việc trồng cây thì cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố để hạt phát triển, có tính thẩm mĩ, sử dụng vật liệu tiết kiệm,…
- Học sinh trình bày các ý tưởng, đưa ra lựa chọn tối ưu.
Lưu ý: Do hạn chế về thời gian để tất cả các nhóm có thể trình bày được ý tưởng thiết kế, giáo viên góp ý, hỗ trợ điều chỉnh cho các nhóm học sinh có khó khăn hoặc sai lầm trong quá trình thực hiện.
- Giáo viên tổng kết ý tưởng của các nhóm và nhấn mạnh các bước thực hiện quan trọng.
- Học sinh có thể hoàn thiện thiết kế trồng cây trong vỏ trứng của nhóm và ghi lại các thay đổi về thiết kế so với ý tưởng ban đầu, giải thích lí do vì sao thay đổi thiết kế.
b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
- Học sinh thực hiện các ý tưởng của nhóm, tiến hành trồng cây trong quả trứng và trang trí.
- Giáo viên theo dõi quá trình học sinh thực hiện để nhắc nhở và hỗ trợ khi cần thiết.
- Học sinh dựa trên các tiêu chí trong phiếu đánh giá sản phẩm (do giáo viên cung cấp) để tự đánh giá sản phẩm do nhóm chế tạo.
c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
- Học sinh trình bày và nhận xét kết quả của nhóm bạn. Giáo viên đặt câu hỏi làm rõ các tình huống khác biệt giữa các nhóm (nếu có) và giúp học sinh giải thích.
- Dựa trên ý kiến góp ý của giáo viên và các bạn, các nhóm tiến hành cải thiện sản phẩm.
- Giáo viên cho học sinh bình chọn những sản phẩm yêu thích, đáp ứng các tiêu chí đề ra.
3. Sản phẩm minh họa
3. Hoạt động vận dụng
- Nói với người thân về việc trồng cây trong vỏ trứng của mình.
- Áp dụng điều em học được vào cuộc sống