Cổng thông tin điện tử trường PTDTBTTH Nong U

https://ptdtbtthnongu.pgddienbiendong.edu.vn


TRUYỀN THỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cùng với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đã là đạo lý nhân văn có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam
3

3

 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cùng với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đã là đạo lý nhân văn có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác. Truyền thống, đạo lý ấy càng được thể hiện rõ, lan tỏa tích cực và mạnh mẽ trong những ngày tháng 7 - ngày cả nước tri ân, ghi nhớ về những đóng góp, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng.
3

     Trong những ngày tháng đất nước còn khói lửa chiến tranh, biết bao những người con, người chồng, người cha đã giã từ gia đình, quê hương, xung phong lên đường chiến đấu, một lòng vì Tổ quốc, lòng tin vững vàng cho những thăng trầm của cuộc chiến đầy gian nan phía trước và vẫn lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào ngày độc cho Tổ quốc. Chúng ta sẽ không bao giờ quên hình ảnh những người anh hùng đã xả thân vì nước, quyết không để quân thù cướp từng tấc đất quê hương.  Ta không thể không nghiêng mình trước hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc, của những chàng trai, cô gái đôi mươi xung phong ra tuyến đầu chống giặc. một vẻ đẹp bất diệt luôn sống mãi trong lòng những người dân Việt Nam.
2

     Để đất nước độc lập, tự do, đã biết bao nhiêu mồ hôi, máu và nước mắt đã đổ xuống trên mảnh đất quê hương. Biết bao người con ưu tú đã ngã xuống hay đã để lại một phần thân thể trên chiến trường, mãi mãi mang thương tật trong mình cũng như để lại di chứng cho các thế hệ con cháu về sau. Họ sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Tất cả vì Tổ quốc quyết sinh”. Bao thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ, người con đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình.
1

     Chiến tranh đã qua đi nhiều năm, nhưng những hậu quả mà chiến tranh để lại vẫn còn hiện hữu, nỗi đau của những người ở lại vẫn chưa thể nào nguôi ngoai. Chính vì vậy, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, khắc ghi lời dạy của Chủ tịch : “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy…”. Những hoạt động chăm sóc, động viên, thăm hỏi những gia đình thương binh liệt sĩ,… những việc đó trở thành vinh dự, trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam để thể hiện tấm lòng thành kính và sự biệt ơn với những thế hệ đi trước đã anh dũng hi sinh để dành độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân.
 

Tác giả bài viết: Phạm Văn Thởi

Nguồn tin: Trường PTDTBT TH Nong U

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây