Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Nong U

TẾT ĐẾN XUÂN VỀ VÀ TẾT TRỒNG CÂY

Thứ hai - 21/02/2022 14:50
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là món quà tinh thần sâu sắc của mỗi người con dân, đất Việt, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
1
1
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là món quà tinh thần sâu sắc của mỗi người con dân, đất Việt, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, mỗi dịp tết đến dù ai đi xa cũng mong muốn được trở về sum họp bên gia đình để ôn lại những chuyện vui buồn trong năm cũ, Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội.
Hoa đào, hoa mai là loại hoa đẹp nhất, nở vào dịp Tết đặc trưng cho 2 miền Nam và Bắc. Cành đào, cành mai không thể thiếu trong dịp Tết. Nhà nhà đều bận rộn để trang trí nào là hoa đào nào là hoa mai,…
3

Tết cũng là dịp người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, bên cạnh đó hình ảnh bánh trưng thịt mỡ dưa hành là một món bánh cổ truyền không thể thiếu ở phong tục tập quán của người Việt chính vì thế mà hôm nay trong hội xuân này chúng ta cùng nhau chung sức và thi tài xem đội nào gói bánh đẹp nhất, nhanh, khéo, hấp dẫn, nhiều nhất đội đó sẽ giành chiến thắng.
Hằng năm, cứ vào mùa xuân, sau khi nhà nhà, người người cùng chào đón năm mới thì cùng với đó, trên khắp mọi miền của Việt Nam đang diễn ra các lễ hội tưng bừng và náo nhiệt. Hầu hết các lễ hội này đều mang nét văn hóa, tín ngưỡng đẹp đậm chất dân tộc của từng địa phương được nhân dân lưu truyền từ bao đời nay. Xin giới thiệu với bạn đọc một số lễ hội đặc sắc đầu xuân ở một số vùng miền trong dịp Tết nguyên đán này.
4

* Ở vùng Tây Bắc
Ngược lên vùng núi cao Hà Giang, Điện Biên, Sa Pa, Lạng Sơn… khắp nơi đang tưng bừng tổ chức lễ hội xuân với các trò chơi dân gian đặc sắc như ném còn, múa sạp, nhảy lửa, uống rượu ngô, ăn thịt thú rừng…vô cùng đặc sắc của đồng bào người dân tộc thiểu số.
Cùng với đó còn có các lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của người Tày vào mùng 8 tháng Giêng với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội cầu an bản Mường: Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Lễ hội được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm. Lễ hội này được gắn với tục giết trâu và tạ thần linh để cầu mong mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cả cộng đồng trong năm được thuận buồn, xuôi gió. Chính vì thế mà lễ hội này được tổ chức rất trọng thể, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng.
Lễ hội hoa ban: Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái và lễ hội này còn có tên gọi khác là hội Xên bản, Xên mường. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Hai âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. Hội hoa ban là ngày hội của tình yêu đôi lứa; ngày hội của hạnh phúc gia đình; hội cầu mùa, no ấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng….
5

Lễ hội xuân là nét đẹp văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Và điều phải nhấn mạnh trong lễ hội xuân đa phần là lễ hội chùa chiền, bởi vì Việt Nam đa phần theo đạo phật. Trở về đất phật vào những ngày đầu năm để được du xuân và xin sức khỏe, may mắn cho mình cho người thân là điều mà nhiều người hướng tới. Đó là nét đẹp văn hóa tâm linh, hướng mỗi người đến những điều thiện.
Cùng với đó là sự gắn bó, ngoài lý do tâm linh, còn bởi chùa chiền là những địa chỉ văn hóa và nghệ thuật. Bản thân mỗi ngôi chùa là một công trình kiến trúc độc đáo và đặc sắc. Trong mỗi ngôi chùa lại lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật, văn học… có giá trị nghệ thuật cao, có tác động tích cực tới đời sống con người. Đó là hệ thống tượng, hoành phi, câu đối, các mảng chạm khắc, văn bia, sắc phong v.v.. Đặc biệt là những truyền thuyết, huyền thoại, giáo lý… có ý nghĩa giáo dục nhân sinh.
Nếu nhìn theo con mắt mỹ thuật hiện đại, thì chùa như là một điểm nhấn của một công trình nghệ thuật sắp đặt. Chùa gắn kết với cảnh quan môi trường, tạo nên dáng vẻ tuyệt đẹp của làng quê Việt Nam.
Điều đó cắt nghĩa vì sao trong mỗi dịp mùa xuân về, người người lại kéo nhau đi lễ chùa, hội chùa. Bởi vì ở đó người ta không chỉ tìm thấy những nét đẹp văn hóa đời sống mà còn tìm thấy nét đẹp văn hóa tâm linh, hướng mỗi người tìm đến cái chân, thiện, mỹ. Và mùa xuân này nhiều người cũng đang đi trảy hội.
Năm mới đến, Tết về, chúng em được nhận rất nhiều quả quý. Có những bạn được quần áo mới. Có bạn được nhận sách vở hoặc những cuốn truyện hay. Đó là những phần thưởng mà bố mẹ, thầy cô và mọi người đã dành cho chúng em.
          Bản làng của chúng em còn gặp rất nhiều khó khăn, nghèo nàn. Nhiều bạn gia đình còn rất khó khăn. Chính vì vậy những món quà mà chúng em nhận được trong những ngày Tết rất có ý nghĩa. Chúng em muốn nói lời cảm ơn thật nhiều đến bố mẹ, các thầy cô giáo và tất cả mọi người.      
6

Bánh chưng gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
          Ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng để cúng gia tiên. Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời mà có lẽ mãi mãi về sau cũng không thể biến mất trong tâm thức người Việt. Cùng với sự phát triển của xã hội, hình ảnh nồi bánh chưng sôi sùng sục suốt đêm và những ánh lửa bập bùng trong đôi mắt người trông bánh nay đã thưa dần và gần như đã không còn thấy ở thành phố nữa. Mỗi năm Tết đến, nhớ về những cái Tết thời thơ bé với nồi bánh chưng ấm cúng mà đến khi trưởng thành người ta mới nhận ra nó ấm áp nghĩa tình biết bao.
Bánh chưng trong ký ức tuổi thơ và niềm vui sum họp
Cảm giác háo hức của một đứa trẻ lon ton chạy theo mỗi bước chân của bố mẹ đang hối hả cho các công việc ngày Tết. Có biết bao nhiêu thứ phải chuẩn bị: nào thịt, nào giò chả, dưa hành…, nào là đi chợ sắm Tết… Nhưng có lẽ cầu kì nhất là chuẩn bị những chiếc bánh chưng.
1

Để có được những chiếc bánh chưng vuông vắn, ngon lành thường phải mất từ 1 – 2 ngày với rất nhiều công đoạn. Từ những ngày 27, 28 Tết, các gia đình đã bắt đầu gói bánh chưng. Trước đó, các bà, các mẹ ai nấy đều tấp nập đi chợ mua gạo nếp thơm, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong và một số vật dụng khác.
Cả nhà quây quần xung quanh để gói bánh chưng. Người lớn thì đôi tay thoăn thoắt, nhanh nhẹn mà khéo lắm nên gói bánh rất nhanh mà lại đẹp. Bánh chưa luộc mà nhìn đã ngon lắm rồi. Trẻ con thì chỉ ngồi… nghịch, ngồi xem là chính. Mà đứa nào cũng được bố mẹ, ông bà gói riêng cho một cái bánh nhỏ nhỏ xinh xinh. Trẻ con ở đâu cũng được “ưu tiên” như vậy và đứa nào cũng thích thú lắm.
Đám trẻ con chúng tôi cứ hay lanh chanh. Ngồi xem người lớn gói bánh mà nghe tiếng bạn í ới ngoài cửa là chạy ra ngay. Mấy đứa gặp nhau là tíu tít: “Nhà cậu gói bánh xong chưa? Đêm có trông luộc bánh không? Tối ra chơi nhé…”. Xong là lại lanh chanh chạy vào hết nhà này đến nhà nọ xem mọi người gói bánh. Có những nhà còn ngồi ra tận ngoài hành lang gói bánh nữa. Ai cũng khẩn trương, nhanh tay cho kịp luộc bánh buối tối. Ấy thế mà chẳng ai gợn lên chút gì mệt mỏi, ưu phiền. Những câu chuyện phiếm vui vẻ và những tiếng cười cứ không ngớt có lẽ vì vậy mà càng thấy ấm cúng hơn.
Chập tối, nhà nào nhà nấy đã gói xong những chồng bánh vuông vắn đều đặn. Bánh chưng được xếp trong một chiếc thùng phuy lớn, dưới đã chất sẵn củi. Tối đến, tụi trẻ con chúng tôi hẹn nhau ăn cơm thật nhanh rồi chạy ra ngồi bên nồi bánh. Trẻ con mà! Chỉ thích ngồi nhìn bếp lửa, ngồi nghịch lửa thôi. Rồi có khi bác hàng xóm mang ra cho bọn trẻ mấy củ khoai lang vùi vào bếp lửa là thích lắm. Người lớn thì vừa trông bánh, lại vừa có dịp ngồi bên nhau chuyện phiếm. Tiếng cười nói râm ran suốt cả buổi tối.
Vậy đấy! Chỉ có một buổi tối bên nồi bánh chưng mà biết bao ý nghĩa, ấm áp, chan hòa tình hàng xóm. Ngày nay, đời sống đã khác xưa, đã đầy đủ hơn nhiều lắm rồi. Mỗi gia điình chúng ta không thể thiếu bánh chưng ngày Tết như phong tục ngàn đời nay. Song, hình ảnh nồi bánh chưng đỏ lửa trong đêm quây quần thì gần như không còn nữa, để cho người ta bất chợt nhớ đến mà khát khao, mà nhớ thương
Còn bánh chưng thì hình vuông, tượng trưng cho đất, theo quan niệm bình dân: Trời tròn đất vuông. Bánh dầy tượng trưng cho Trời, cho cha, cho rồng, cho sức mạnh… thì bánh chưng tượng trưng cho đất, cho mẹ, cho Âu Cơ, cho vẻ đẹp mỹ miều của Tiên. Việc gói bánh chưng phiền phức hơn làm bánh giầy, cũng nói lên tính cách phiền toái, đa dạng của lối sống trên mặt đất. Bánh chưng gói ghém hoa màu đồng nội, biến những thực phẩm thông thường hàng ngày của người nội trợ như thịt, mỡ, đậu, hành, tiêu muối… thành một hương vị đặc biệt của ngày Tết hàng năm không thể thiếu.
Bánh chưng được gói năm ba lốp lá như lòng người mẹ bao bọc lấy người con. Con từ khi trong lòng mẹ, đến khi con chào đời, mẹ lo lắng cho từng cái khăn tã, cái miếng cơm ăn và giọt nước uống. Lòng mẹ bao la không hề quản khó nhọc nuôi con, dạy dỗ cho con thành người. Ngày Tết, ngày sum họp gia đình, ăn một miếng bánh chưng là cảm nghĩ về mẹ, sống với mẹ. Anh chị em đùm bọc lấy nhau, vì cùng một mẹ sinh ra như trăm con nở ra từ một bọc trứng. Ngày Tết là ngày vui nhất của đại gia đình về sum họp, quây quần bên nhau.
Từ đó, cứ đến Tết Nguyên đán, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất. Dần dần, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của dân tộc. Đây cũng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam với nhiều món ăn đặc sắc, hấp dẫn.
Dân tộc nào cũng có những món ăn truyền thống, song chưa thấy dân tộc nào có một món ăn vừa độc đáo, vừa ngon, vừa bổ, lại gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của dân tộc Việt Nam.
* Nguyên liệu để gói bánh chưng.
Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước. Một số vùng vẫn hay dùng lá chuối, trước khi gói nhúng nước sôi để dẻo. Lau thật khô trên lá, cắt cạnh nhỏ vừa gói bánh.
Gạo nếp: Nhặt bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.
Đỗ xanh: Giã nhuyễn, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
Thịt heo: Thịt heo đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến thành phẩm chóng hỏng.
Tuy gọi là luộc song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!  Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta. 
Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng, nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa muối,…
Từ Nam ra Bắc, từ xưa đến nay, bánh chưng đã có không ít thay đổi. Xưa kia, mỗi khi Tết đến, các gia đình thường cùng nhau gói bánh chưng rồi quây quần, háo hức cạnh nồi bánh, chờ luộc bánh chín. Nhưng ngày nay, do cuộc sống bộn bề, con người bận rộn, bánh chưng thường được mua sẵn tại các cửa hàng bày bán khắp nơi vào dịp Tết. Chủng loại bánh chưng cũng đa dạng hơn, nào là bánh chưng xanh truyền thống, bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng cốm hay bánh chưng chay… đều có thể mua được. Ở miền Bắc, món bánh chưng ngày nay là món hàng quà bán hàng ngày, tuy nhiên bánh chưng vẫn là món ăn nghi lễ trong các ngày Lễ hội, Giỗ, Tết.
 
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng ta luôn tràn ngập niềm vui, hạnh phúc bên gia đình. Ngoài việc sum họp bên gia đình, khắp đất nước ta có một phong trào mới”Tết trồng cây” được mọi người hưởng ứng sôi nổi như một ngày lễ hội lớn vậy. Trong phong trào này, ta lại nhớ đến lời dạy bảo của Bác Hồ kính yêu:
Bác nói: “Mùa xuân là Tết trồng cây” mang ý nghĩa cả mùa xuân là Tết của trồng cây. Nhắc đến Tết là nhắc đến không khí tràn ngập niềm vui; khi trồng cây ta sẽ thấy sảng khoái, yêu đời, yêu thiên nhiên. Tết trồng cây khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn cho dân tộc ta hôm nay và cả tương lai.
Bác Hồ đã nói rõ mục đích của Tết trồng cây: “Làm cho đất nước càng ngày càng thêm xuân”. Từ ‘xuân’ ở câu này không phải chỉ một mùa trong năm, mà mang ý nghĩa là sức sống tươi đẹp, trẻ trung của đất nước. Khi trồng cây, cây sẽ xanh tươi thì ở mọi nơi trên đất nước sẽ tràn ngập sức kì diệu làm cho con người yêu thiên nhiên hơn. Nếu mỗi người chỉ cần trồng một cây thôi thì cũng đã góp phần nhỏ trong việc làm đẹp cho đất nước. Một thời gian sau, ta sẽ biến những nơi đất trống đồi trọc trở thành nơi phủ màu xanh tươi đẹp.
Bác đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” để mọi người hiểu rõ vể lợi ích trồng cây trồng người.
Đúng vậy, trồng cây có lợi ích rất lớn đối với cuộc sống con người. Cây xanh làm giảm xói mòn. Hằng ngày, các nhà máy, các phương tiện giao thông đã thải khói bụi thì cây đã giúp ta phần nào khi thanh lọc những khí thải, lấy lại sự trong lành cho không khí: vào mùa nước lũ, nếu không có cây chắn gió, chắn dòng nước lũ thì sẽ không biết bao nhiêu đồ đạc sẽ cuốn theo dòng nước lũ. Cây cối còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tạo ra những sản phẩm để phục vụ đời sống con người. Khi mùa hè chói chang, oi bức thì những hàng cây xanh sẽ che bóng mát, hứng chịu cái nắng gay gắt. Đứng dưới bóng cây, ta như lạc vào thế giới thần tiên tràn ngập một màu xanh tươi mát, tạo cho ta một cảnh quan xanh, ngôi trường xanh, sạch đẹp, khuân viên thoáng mát.
Chính vì thế, nếu không có cây xanh thì sẽ chẳng còn ai tồn tại trên đời. Vì vậy, chúng ta cần phải chung tay góp sức trồng cây để bảo vệ môi trường, đây là việc cần thiết đối với toàn nhân loại.

 

Tác giả bài viết: Lò Văn Thoan

Nguồn tin: Trường PTDTBTTH Nong U

 Từ khóa: tet trong cay, tet nguyen dan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
THÀNH VIÊN
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay150
  • Tháng hiện tại3,143
  • Tổng lượt truy cập178,177
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1 1
1A2 2
1A3 2
Xem chi tiết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính