TỔ CHỨC ĂN TẾT NGUYÊN ĐÁNCHO HỌC SINH VÙNG KHÓ KHĂN
Thứ hai - 22/02/2021 18:17
Thế là mùa xuân lại về trên khắp các bản làng vùng cao của miền núi Tây Bắc.
Thế là mùa xuân lại về trên khắp các bản làng vùng cao của miền núi Tây Bắc. Những cơn gió lạnh mang theo làn sương ẩm ướt trải dài theo các triền núi. Dọc theo những con đường quanh co ẩn hiện trong sương mờ là những cánh hoa đào phớt hồng, những cành mận trắng rung rinh khoe sắc…
Chào đón mùa xuân vùng cao nơi đây còn là không khí tưng bừng, là những nghi thức độc đáo, là những món ăn mang đậm đặc trưng của dân tộc vùng cao nơi đây. Hòa điệu với xuân mới, với muôn sắc thắm thiên nhiên là chương trình Vui tết Tân Sửu - 2021 đầy ý nghĩa của Thầy và Trò Trường PTDTBT – TH Nong U.
Nong U, một xã vùng cao phía đông của tỉnh Điện Điên – là địa bàn sinh sống từ lâu đời của đồng bào các dân tộc: Mông, Thái, Khơ Mú. Cùng sống trên một địa bàn nhưng mỗi dân tộc ở đây đều tạo dựng và gìn giữ cho mình một nét văn hóa đặc sắc riêng.
Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, ngày hội “Vui tết Tân Sửu – 2021” cho toàn bộ học sinh nhà trường đã được thầy, trò nhà trường tổ chức trong sự rộn ràng, ấm áp của sắc xuân vùng cao.
Các em học sinh vô cùng hứng thú khi tự tay mình được bóc những chiếc bánh trưng, được tự tay bày ngững món ăn mang đậm hương vị ngày tết. Những người làn thầy cô chúng tôi cũng không quên kể cho các em học sinh nghe về tục đưa ông công ông táo, tục trồng cây nêu, tục bày mâm ngũ quả, tục xông đất, chúc tết, lì xì năm mới, làm mâm cơm ngày tết của dân tộc Việt Nam.
Thầy Lê Văn Ngoan – HT nhà trường bày tỏ: Mỗi dịp xuân về, theo phong tục của người Việt, mỗi gia đình thường quây quần gói bánh chưng. Gói bánh trưng ngày tết rất ý nghĩa vì thời gian đó các thành viên thường kể cho nhau nghe những vui buồn, những câu chuyện của một năm đã qua. Đó chắc chắn là những điều mà mỗi ai trong chúng ta không thể quên được.
Thầy Lê Văn Ngoan chia sẻ: Với điều kiện hạn hẹp nên trong dịp tết này , nhà trường chỉ tổ chức cho các em học sinh gói bánh trưng qua đó chúng tôi muốn các em học sinh hiểu rằng đây là món ăn không thể thiếu của người Việt trong những ngày Tết.
Đây không chỉ là hoạt động giáo dục ngoại khóa bổ ích giúp các em có thêm kiến thức về văn hóa, đời sống, các giá trị tinh thần khác. Mà còn là cách bày tỏ tình cảm, sự thiệt thòi của con em dân tộc miền núi nơi đây mỗi đọ tết đến, xuân về, các em học sinh vẫn ao ước có được tấm áo, chiếc quần mới, hya như bữa ăn có cá, có thịt.
Với sự phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với đồng bằng, thành thị, giữa ngường miền ngược với miền xuôi. Cùng với dó là sự giao thoa về phong tục, tập quán, văn hóa, nhất là những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam thì sự giáo dục, truyền dạy cho học sinh vùng cao những giá trị văn hóa, truyền thống của người dân Việt Nam là điều hết sức cần thiết nhằm giúp cho học sinh hiểu biết một cách toàn diện về phong tục, văn hóa chung của người Việt.